Giống cây vú sữa hoàng kim là giống cây đến từ Đài Loan và được nhập khẩu giống hoàn toàn vào Việt Nam. Cây có khá nhiều đặc điểm mới so với giống cây vú sữa Việt Nam với vỏ vàng bóng và thịt trắng mềm. Trên thị trường hiện nay giá trái vú sữa hoàng kim khá cao và được nhiều người lựa chọn làm cây trồng kinh tế. Dưới đây, caygiongducloc.vn xin được chia sẻ những kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây vú sữa hoàng kim.
Giới thiệu về giống cây vú sữa hoàng kim
Giống cây vú sữa hoàng kim là giống cây vú sữa Đài Loan, có cái tên khác đó là vú sữa Abiu. Cây được ươm từ hạt, đa số cây con sẽ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi được vun trồng ngoài vườn. Nhờ vào hương vị ngon nên cây được đánh giá là một trong những giống cây sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.
Đây là cây trồng có trái rất ngon và được rất nhiều người ưa thích hiện nay và có thể nói rằng vú sữa hoàng kim là loại quả cao cấp dành cho khách hàng thượng lưu bởi giá cả vô cùng cao. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, vú sữa hoàng kim được bày bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu và tại một số hệ thống siêu thị.
Vú sữa hoàng kim là loại trái cây đặc sản của Đài Loan, có hương vị hoàn toàn khác với hương vị của vú sữa Việt Nam. Thịt quả ngọt thanh, sẽ cảm thấy mùi mát dịu khi ăn. Cũng chính vì vậy mà các bà nội trợ, chị em văn phòng Việt Nam rất yêu thích loại quả đặc biệt đến từ Đài Loan này và thị trường cho loại trái cây này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt dù giá thành của nó không phải là rẻ với dao động từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng 1 quả.
Đặc điểm của cây vú sữa hoàng kim
Cây vú sữa hoàng kim có những đặc điểm đặc trưng như sau:
✅Là loại cây ăn quả lâu năm, có thân gỗ cao gần 5m, tán rộng, lá nhỏ hình thoi, màu xanh đậm, có kích thước gần bằng giống là cây lê ki ma.
✅Từ tháng 2 trở đi trong năm thì cây bắt đầu cho thu hoạch quả
✅Ưu điểm lớn nhất của cây vú sữa hoàng kim là không phải bỏ quá nhiều công sức ra để chăm sóc. Cây hầu như không bị sâu bệnh phá hoại hoặc rất ít. Và cây cho trái quanh năm
✅Mật đồ trồng cây từ 300 cây đến 400 cây cho một hecta.
✅Mỗi cây vú sữa hoàng kim sẽ cho thu hoạch khoảng từ 30kg đến 40kg một năm
✅Dựa vào thị trường hiện nay thì mỗi cây vú sữa hoàng kim sẽ cho thu hoạch từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng một năm.
Đặc điểm quả vú sữa hoàng kim
✅Ngoại hình của quả vú sữa hoàng kim khá giống với các loại vú sữa khác hiện nay, điểm khác biệt là phần đít quả có hình chóp giống như núm vú.
✅Vỏ quả có màu vàng óng rất đẹp (gọi là màu vàng kim)
✅Trọng lượng trung bình của mỗi quả là từ 300g đến 350g
✅Phần thịt có màu trắng ngà, vị của quả thanh mát và có mùi thơm nhẹ giống mùi xoài.
✅Vỏ trái mỏng với khoảng 2mm, mỗi quả chỉ có một hạt duy nhất màu đen.
✅Khi dùng chỉ cần bổ quả ra là có thể thưởng thức được ngay, đặc biệt quả sẽ ngon hơn khi uống lạnh.
✅Hiện tại giá cho mỗi quả là từ 300 nghìn đồng đến 350 nghìn đồng, thậm chí lên đến 400 nghìn đồng.
✅Quả có thể bảo quản được lên đến 1 tuần sau khi thu hoạch nếu được để trong ngăn mát tủ lạnh.
LƯU Ý:
Kinh nghiệm trồng cây vú sữa hoàng kim
Tiêu chuẩn chọn giống cây vú sữa hoàng kim
Cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, chọn cây chiết cành nên chọn cây cho năng suất cao và có độ tuổi từ 6 đến 10 năm tuổi trở lên. Chọn các cành cây khỏe mạnh, các cành bánh tẻ không có sâu bệnh và có độ tuổi từ 12 đến 14 tháng tuổi.
Cành nên chọn cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ và không mang cành vượt chọn làm cành chiết. Có thể nhân giống bằng phương pháp ghép với nhiều cách ghép khác nhau. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay thì ghép áp cành treo bầu và ghép mắt là phổ biến hơn các phương pháp khác.
Thời vụ và mật độ trồng
- Có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt nếu trồng vào mùa mưa sẽ tốn ít công tưới tiêu.
- Mật độ trồng cây xen kẽ kiểu nanh sấu
- Vùng đồng bằng 6m x 8m tương đương với 200 cây đến 220 cây cho mỗi hecta.
- Vùng đất cao 6m x 6m tương đương với 300 cây đến 400 cây cho mỗi hecta.
Làm đất trồng cây
- Thiết kế vườn, liên tục quản lý và ghi chép nhật ký canh tác
- Đào mương liên tiếp: nếu trồng mới trên đất ruộng thì đào sâu cỡ 1 mét đến 1,5 mét, bề mặt liếp rộng từ 7 mét đến 10 mét.
- Bố trí hệ thống đê bao, cống bọng để tưới- tiêu chủ động
- Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý khoảng 1kg đến 1,5kg vôi cho mỗi mô, phơi khoảng 15 ngày đến 30 ngày trước khi trồng.
- Trồng cây chắn gió: hãy chú ý trồng thêm cây chắn gió bởi vì cây vú sữa rất dễ bị lật gốc và tét nhánh, đặc biệt nếu đất trồng nằm ở khu vực ven sông lớn.
- Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng thổi tới của gió, hàng cây chắn gió sẽ giúp cây giữ được độ ẩm, cây sẽ quang hợp tốt nhờ vào lượng CO2 ổn định, vú sữa sẽ tránh được đổ ngã khi có gió lớn và cây sẽ có thể thụ phấn tốt hơn.
Hướng dẫn phân bón cho cây
- Trộn cây hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh đối kháng trong đất, khống chế được các bệnh liên quan đến nấm cây.
- Có thể kết hợp sử dụng chế phẩm EM để kích thước và thúc đẩy quá trình hoa mục. Ngoài ra, EM còn cung cấp thêm vi sinh vật hữu cơ rất có ích cho cây trồng.
- Bón phân lót: mỗi mô sẽ bón từ 10kg đến 15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở bước phía trên), 0,3kg phân super lân, 0.1kg DAP.
Cách trồng cây
- Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu cây sẽ ngang với mô đất trồng, cắt bỏ vỏ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nén chặt, sau đó cắm cọc cố định cho cây và tưới nước.
- Trong giai đoạn đầu mới trồng cây thì cần che bóng mát cho cây để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Thời gian che mát sẽ khoảng 1 năm đến 2 năm đầu trồng cây.
- Do đặc trưng rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ cao của đất sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Vì vậy nông dân cần ủ đất cho cây bằng rơm rạ hoặc lá mục, cách gốc khoảng 30cm đến 50cm để giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc định kỳ và tạo hình cho cây
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
- Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là vào giai đoạn mùa khô. Ngược lại, vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới tiêu, lưu ý hãy xới phá váng sau những trận mưa to.
- Phòng trừ cỏ dại: phủ gốc cây với cỏ, rác hoặc cây phân xanh… để hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
- Làm cỏ vụ xuân vào tháng 1-2 và vụ thu vào tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần cho mỗi vụ, một năm xới gốc khoảng 2 đến 3 lần.
Kỹ thuật tạo hình, cắt tỉa cho cây
Trong những năm đầu khi mới trồng cây, cây nên được cắt tỉa bớt các cành ác gốc và chỉ để lại các cành phân bố đều về các hướng. Việc làm này sẽ giúp sau này cây có được các tán tròn đều và khống chế được chiều cao, không để cây vượt quá 5m. Cắt bỏ các cành cây vượt trên tán, các cành bị sâu bệnh, cành phụ ốm yếu hoặc mọc sát mặt đất.
Với vườn đã cho thu hoạch thì cần chú ý cắt bỏ bớt các cành mọc đứng bên trong tán, các cành rũ, yếu ớt và cành có mang sâu bệnh… để giúp cây thông thoáng và có thể cho ra các cành khỏe mạnh mới.
Sau mỗi mùa thu hoạch nên cưa bớt từ 1 đến 2 cạnh bị đọng nước và dùng sơn phết lên bề mặt bị cưa. Sau 30 ngày các vị trí bị cưa sẽ mọc ra những chồi mới, sau đó cần tỉa bỏ chỉ chừa lại 2 đến 3 chồi khỏe mạnh nhất và phân bố đều về các hướng.
Khi chòi phát triển cỡ 50cm thì tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Và trong thời gian này, hãy chú ý đến việc các loại côn trùng phá hoại để có biện pháp kịp thời và xử lích thích hợp.
Với các cây cho trái từ 20 năm tuổi trở lên nên tiến hành trẻ hóa cây. Kỹ thuật trẻ hóa yêu cầu phải tiến hành trong khoảng 2 đến 3 năm liên tiếp qua việc tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Cành mới có khả năng cho ra quả vào khoảng 15 tháng đến 18 tháng.
Các loại bệnh và cách phòng bệnh cho cây
Các loại bệnh thường gặp
- Các loại sâu bệnh hại chính: sâu đục lỗ ở quả có đường kính 2cm cho đến lúc chính.
- Sâu ăn bông: gây hại khi bắt đầu ra hoa
- Sâu đục cành: gây hại trên cành cây và có thể gây hại quanh năm nên cần chú ý theo dõi và phòng bệnh.
- Rệp sáp: gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận cây trồng
- Các loại bệnh khác: bệnh thán thư gây thối quả, bệnh bồ hóng với các đám muội đen bám trên lá và thân quả…
Phòng bệnh
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: trong năm đầu tiên hãy tưới khoảng 20g đến 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước.
- Từ năm 2 trở lên: lượng phân bón cần dùng cho giai đoạn là 2kg phân ure + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1. Chia làm 4 lần để bón trong năm, mỗi lần cách nhau 3 tháng.
- Thời kỳ kinh doanh: sau năm thứ 5 trở đi sau khi trồng thì cây bắt đầu cho ra lượng quả ổn định và cũng là giai đoạn kinh doanh. Lúc này phân bón cho cây sẽ theo 4 giai đoạn như xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước thu hoạch 1 tháng. Lúc này, lượng phân bón sẽ theo sản lượng và năm tuổi của cây.
Như vậy, caygiongducloc.vn vừa chia sẻ đến bạn các thông tin về giống cây vú sữa hoàng kim cũng như các kinh nghiệm khi nuôi trồng cây. Vú sữa hoàng kim là loại cây có giá trị kinh tế cao và đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm về kỹ thuật trồng loại cây này.
Review Giống Cây Vú Sữa Hoàng Kim
Chưa có đánh giá nào.